Trong quá trình đá bóng việc gắng sức hoặc phải những va chạm dẫn đến bị giãn dây chằng là điều không hiếm gặp. Cùng đi tìm hiểu những nguyên nhân và phương pháp chữa trị khi đá bóng bị giãn dây chằng qua bài viết chi tiết dưới đây.
Contents
1. Những vị trí giãn dây chằng và cách điều trị
Dây chằng là một bộ phận quan trọng giúp cố định và bảo vệ các đầu khớp trong cơ thể con người. Nếu gặp phải trấn thương bạn cần phải tìm cách khắc phụ ngay.
Nguyên nhân dẫn đến việc giãn dây chằng
Việc vận động mạnh khi trong đá bóng sẽ khiến cho các dây chằng hoạt động quá mức dẫn đến hiện tượng bị giãn làm cho người chơi bóng cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Giãn dây chằng đầu gối
Việc va đạp mạnh trong đá bóng sẽ khiến đầu gối hoạt động quá mức dẫn đến dây chằng ở đầu gối bị giãn da, căng cứng.
Các dấu hiện giãn dây chằng đầu gối phổ biến: sưng nóng, đỏ vùng đầu gối, đau nhức khó chịu, vận động khó khăn. Việc đi lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bị giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng lưng
Trong đá bóng việc va chạm giữa bản thân với người khác là khó tránh khỏi hoặc những cú ngã khi bạn tranh chấp bóng. Điều này dẫn đến vùng lưng vị chấn thương và cũng là nguyên nhân của giãn dây chằng lưng
Khi bị giãn dây chằng lưng cơ lưng bị căng cứng, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng. Người bị giãn dây chằng lưng khó cúi gập người hoặc xoay vặn người đều cảm thấy đau nhức nhiều hơn. Vùng da lưng bị tổn thương sẽ xuất hiện sưng đỏ.
Đá bóng bị giãn dây chằng
Giãn dây chằng vai
Quá trình nhảy lên tranh chấp bóng hay đánh đầu có thể khiến cơ vai của bạn bị tổn thương, trong đó giãn dây chằng vai là biểu hiện hay thường gặp khi vai bị chấn thương.
Biểu hiện của giãn dây chằng vai: đau nhức khó chịu khớp bả vai, hạn chế khả năng vận động vai và cánh tay
Giãn dây chằng cổ tay
Những cú ngã khi đá bóng có thể khiến áp lực cơ thể đè nặng lên đôi tay của bạn hoặc việc bị cầu thủ đối phương ngã đè lên người cũng dễ khiến cho tay của bị chấn thương, dễ khiến giãn dây chằng cổ tay.
Các triệu chứng của giãn dây chằng cổ tay là: cảm giác đau buốt dữ dội vùng cổ tay, khuỷu tay hoặc cánh tay, thậm chí là cả ngón tay cái. Khó thực hiện các động tác cầm nắm, bưng bê, duỗi gập cánh tay hoặc cổ tay.
Xem thêm:
Cách trị đá bóng bị đau gót chân mà không cần dùng thuốc
Nguyên nhân và cách chữa trị khắc phục đá bóng bị đau đầu gối
Cách điều trị giãn dây chằng gặp phải khi đá bóng
Khi đá bóng bị giãn dây chằng bạn cần phải ngưng ngay việc đá bóng, tránh các hoạt động thể chất mạnh có thể khiến bạn bị đau đớn.
Trong trường hợp bạn cảm thấy đau nhẹ, các thao tác vận động vẫn có thể thực hiện không quá khó khăn thì bạn chỉ cần dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi, kết hợp với đó là các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp dây chằng được phục hồi.
Chườm nước nóng/ lạnh vào chỗ đau
Việc chườm nước nóng hoặc nước lạnh vào chỗ đau dây chằng sẽ làm co hoặc giãn tĩnh mạch, làm giảm các cơn đau, đồng thời các vết sưng tấy sẽ được tiêu tan
Xoa bóp
Đây cũng là một biện pháp trong điều trị giãn dây chằng, việc xoa bóp quanh vùng tổn thương sẽ làm giãn mạch máu, đẩy thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu, làm giảm các cơn đau.
Điều trị giãn dây chằng gặp phải trong bóng đá
Việc xoa bóp cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, thường xuyên, tránh làm quá mạnh có thể khiến bạn bị đau. Trong trường hợp giãn dây chằng nặng, khiến đau nhức, bạn cần được thăm khám bởi các bác sỹ để có phác đồ điều trị hợp lý sớm nhất.
Có chế độ nghỉ ngơi
Khi cơ thể bị giãn dây chằng bạn cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, ngoài uống thuốc có thể kết hợp với các phương pháp massage vào chỗ đau để bệnh mau chóng thuyên giảm.
Nguyên nhân và cách chữa trị đau đầu gối khi chơi bóng?
Về khớp gối của cơ thể người có 3 loại xương: Xương chày, xương đùi và xương bánh chè. Ba loại xương này được liên kết lại qua hệ thống dây chằng và gân. Xen kẽ là lớp sụn được thêm vào có tác dụng giảm bớt các rung chấn khi va chạm với bên ngoài.
Nguyên nhân đau đầu gối
Các thành phần trên liên kết với nhau nhịp nhàng để tạo ra cho chúng ta một đầu gối thoải mái, cử động và di chuyển tự nhiên nhất khi chơi bóng. Chỉ cần một trong ba thành phần gặp vấn đề là sẽ dẫn đến cơn đau đầu gối.
Đau đầu gối tuy không quá khó chữa trong thể thao nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến giảm phong độ chơi bóng, lại dễ tái phát trong những lần vận động mạnh hay va chạm tiếp theo.
Trong thể thao không tránh được việc khi đá bóng bị đau đầu gối vì những lần vấp ngã, va chạm tranh chấp bóng. Các chấn thương thường gặp có thể kể đến như giãn dây chằng, rách dây chằng, vỡ xương bánh chè, viêm gân,… khiến cho vùng đầu gối sưng tấy, phù nề gây đau đớn, khó khăn trong di chuyển, co duỗi thậm chí không thể di chuyển được.
Cách chữa trị
Khi đá bóng bị đau đầu gối hoặc có các hiện thương bị đau đầu gối như đau dữ dội, sưng đầu gối hay gặp khó khăn trong việc co duỗi, khớp xương không ổn định,…người chơi cần ngay lập tức dừng chơi thể thao lại, ngồi xuống nghỉ ngơi. Việc cố gắng chơi tiếp sẽ khiến cho tình trạng đau đầu gối nặng hơn, có thể gây nên các chấn thương nghiêm trọng khó chữa trị hoàn toàn. Tạm thời thực hiện một vài thao tác sau:
Chườm khăn lạnh
Dùng một chiếc khăn vải mỏng, cho vào nước đá hoặc đặt 1 vài viên đá đặt lên trên, chườm vào vùng chân đang bị đau. Cảm giác lạnh khiến cầu thủ đỡ đau hơn và làm máu lưu thông trở lại, không dùng chườm nóng.
Sử dụng thuốc giảm đau
Một số thuốc giảm đau thông dụng như acetaminophen (Tylenol), aspirin (Bayer), ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve) hoặc các thuốc giảm đau có công dụng tương tự. Tốt nhất khi chơi bóng đá bạn hãy chuẩn bị sẵn một chút thuốc giảm đau mang theo, phòng các trường hợp đau khớp gối xảy ra bất ngờ.
Nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ hoặc thử co dãn đầu gối để giảm bớt các triệu chứng đau
Sau khi thực hiện các thao tác trên thì triệu chứng đau đầu gối có thể biến mất nhanh chóng, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi sau khi bình phục để hạn chế tình trạng tái phát lại.
Cầu thủ cần nắm được các thao tác xử lý cơ bản khi bị đau đầu gối
Ngoài việc bị đau đầu gối khi đá bóng thì đây là môn thể thao dễ gặp những chấn thương. Ngoài ra đá bóng bị giãn dây chằng cũng là 1 dạng dính chấn thương gây nguy hiểm cho cầu thủ. Một vài cầu thủ khi đá bóng bị đau gót chân, đây là chấn thương mà các cầu thủ hay gặp phải. Tuy nhiên đây là dạng chấn thương mà bạn có thể dễ dàng khắc phục bằng các mẹo đơn giản.
Tìm hiểu về đau gót chân khi đá bóng và cách điều trị
Đau gót chân thường xảy ra đối với những người vận động nhiều, người chơi các môn thể thao trong đó có bóng đá quá sức, dẫn đến tình trạng này. Tùy vào vị trí đau có thể chia đau gót chân thành hai nhóm chính: Đau vùng dưới gót và đau phía sau gót
Nguyên nhân và dấu hiệu
– Đau bên dưới gót chân thường gặp nhất do các nguyên nhân: Viêm cân gan chân, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân do đi lại,…
– Các nguyên nhân hay gặp nhất của đau vùng sau gót chân bao gồm viêm gân gót (viêm gân Achille) và viêm bao hoạt dịch gân gót.
Khi có dấu hiệu bị đau gót chân do đá bóng bạn cần ngưng ngay đá bóng và nhờ đến sự kiểm tra của các bác sỹ chuyên khoa một cách nhanh chóng nhất.
Cách điều trị
Nếu như tình trạng đau gót chân của bạn không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng một số phương pháp chữa trị không cần đến dùng thuốc:
Ngâm muối
Việc sử dụng muối hòa tan trong nước sẽ giúp làm giảm sưng và đau của gót chân một cách nhanh chóng.
Bạn cho từ 2-3 thìa cà phê muối vào trong nước ấm, khuyấy đều, sau đó ngâm gót chân vào đó khoảng 30 phút sẽ làm giảm nhanh sưng tấy gót chân
Ngâm đá
Thường xuyên ngâm đá sẽ giúp làm giảm sưng tấy cũng như các cơn đau của gót chân. Bạn nên ngâm gót chân trong đá khoảng 10- 15 phút, tránh ngâm quá lâu có thể khiến bạn bị lạnh, cơ thể bị mất nhiệt.
Giấm táo
Cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các vết sưng tấy, làm dịu các cơn đau. Bạn có thể sử dụng giấm táo hòa với nước ấm rồi ngâm một chiếc khăn trong đó, sau đó lấy chiếc khăn đó quấn quanh gót chân. Giữ chiếc khăn đến khi hết ấm lại bỏ ngâm lại và quấn tiếp. Làm liên tục trong thời gian từ 20 -30 phút sẽ làm cho cơn đau ở gót chân bạn giảm nhanh chóng, không còn sưng tấy.
Gừng
Gừng có tác dụng kháng viêm rất tốt, đồng thời làm lành các vết thương, sưng tấy một cách nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng trà gừng để uống hàng ngày cũng làm dịu các cơn đau ở gót chân.
Sử dụng băng quấn gót chân
Việc quấn băng trong gót chân sẽ giúp bảo vệ gót chân của bạn, đồng thời cũng hạn chế tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm ở gót chân.
Trong quá trình sử dụng băng quấn, thỉnh thoảng bạn cũng nên tháo bỏ băng quấn để gót chân được thông thoáng, tránh để bí hơi có thể gây ra ngứa ngáy, khó chịu.
Xem thêm
Nguyên nhân và cách chữa trị khắc phục đá bóng bị đau đầu gối
Nguyên nhân và cách chữa trị đá bóng bị giãn dây chằng
Massage gót chân
Những bài tập massage là một cách làm hiệu quả để điều trị đau gân gót chân. Những động tác xoa tròn nhẹ nhàng xung quanh gân gót chân sẽ giúp cho việc tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, chính vì điều này sẽ giúp các cơ bắp được thư giãn.
Ngoài ra massage cũng giúp giảm tình trạng sưng cũng như tình trạng cứng đơ khớp. Bạn nên thực hiện việc massage gót chân thường xuyên đến khi tình trạng sưng, đau được cải thiện rõ rệt.
Chữa đau gót chân khi đá bóng
Châm cứu gót chân
Châm cứu một phần giúp làm giảm tình trạng đau nhức gót chân tạm thời cho người bệnh, giúp tăng khối lượng lưu thông máu và độ bão hòa oxy cho gân gót Achilles, từ đó sẽ làm giảm tình trạng đau và sưng gót chân.
Bạn nên đến các cơ sở đông y uy tín, gặp các bác sỹ đông y có nhiều kinh nghiệm châm cứu, chữa trị đau gót chân một cách hiệu quả, an toàn.
Những chấn thương nghiêm trọng khác hay gặp phải trong bóng đá
Trong giới cầu thủ rất hay gặp phải những chấn thương nghiêm trọn khiến họ phải nghỉ thi đấu dài hạn, thậm chí là mất đi cả sự nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Gãy xương
Gãy xương thường xảy ra trong trường hợp các cầu thủ va chạm với nhau bằng lực rất mạnh. Những vị trí gãy chủ yếu bao gồm gãy xương bàn chân, ống quyển, xương sườn, xương bàn tay. Còn có cả trường hợp gãy xương hàm.
Chấn thương đầu
Chấn thương đầu thường gặp phải khi các cầu thủ thực hiện không chiến, thủ môn bị đập đầu vào cột dọc,.. Những trường hợp này thường rất nguy hiểm, các cầu thủ sẽ bị co giật, bất tỉnh, mất trí nhớ tạm thời, nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong.
Trên đây là những nội dung thông tin về nguyên nhân và cách điều trị khi đá bóng bị giãn dây chằng. Đây là một chấn thương thường gặp phải trong bóng đá, vì vậy những người hay chơi bộ môn thể thao này cần khởi động kỹ lưỡng trước khi vào sân và hạn chế va chạm với các cầu thủ khác.Bạn cũng có thể xem các bài viết khác tại đây để có những kiến thức bổ ích về môn thể thao này nhé.